Đại học Lê Quý Đôn - 236 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội

Chia sẻ kiến thức mọi mặt của các lớp cao học CNTT, Học viện Kỹ thuật Quân sự




Chào mừng đã đến với forum khmt.123.st
  • Bạn chưa đăng kí (hoặc chưa đăng nhập) nên quyền lợi của bạn sẽ bị hạn chế. Việc đăng kí làm thành viên hoàn toàn miễn phí, sau khi đăngkí bạn có thể post bài, tham gia thảo luận , nhìn thấy link ở những box hạn chế ... và rất nhiều quyền lợi khác. Thủ tục đăng kí rất nhanh chóng và đơn giản, hãy Đăng kí làm thành viên !
  • Nếu bạn quên mật khẩu, xin nhấn vào đây !
  • Nếu bạn gặp trục trặc trong vấn đề đăng kí hoặc không thể đăng nhập, hãy liên hệ với chúng tôi.




  • Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Admin

    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên
    Bài toán 1:
    Cho tập hợp U. Tập hợp A là tập con của U. Hãy biểu diễn mối quan hệ của A với U qua một xâu nhị phân.

    Hướng dẫn:
    Ta sử dụng mảng U[ ] và A[ ] lần lượt để biểu diễn tập U và A. Ta sẽ sử dụng mảng B[ ] gồm các số 0, 1 để biểu diễn mối quan hệ của A với U.

    Tìm B[ ] như thế nào? Ta duyệt qua các phần tử của U[ ]. Nếu phần tử nào đó của U[ ] mà chứa trong A[ ] thì ta thêm 1 vào B[ ]. Ngược lại, phần tử đó không chứa trong A[ ] thì ta thêm 0 vào B[ ].

    Ví dụ: Cho U[ ] = {1, 2, 3, 4, 5}; A = {1, 2, 5}.
    Duyệt qua các phần tử của U[ ], thấy:

    1 chứa trong A → thêm 1 vào B[ ]
    2 chứa trong A → thêm 1 vào B[ ]
    3 không chứa trong A → thêm 0 vào B[ ]
    4 không chứa trong A → thêm 0 vào B[ ]
    5 chứa trong A thêm 1 vào B[ ]

    Kết quả được B[ ] = {1, 1, 0, 0, 1}.

    Như vậy, số phần tử của mảng B[] luôn luôn bằng số phần tử của mảng U[]. Ứng với mỗi phần tử tại vị trí i trong B[], cho biết phần tử tại vị trí i trong U có xuất hiện trong A hay không.

    Bài toán 2:
    Cho tập hợp U và dãy nhị phân B[ ] biểu diễn mối quan hệ của một tập hợp A nào đó với U. Cho biết A là tập con của U, hãy ra màn hình tập A.

    Hướng dẫn:
    Đây là bài toán ngược của Bài toán 1. Ta duyệt qua các phần tử của B[ ]. Nếu phần tử tại vị trí i nào đó của B (phần tử B[i]) có giá trị là 1 thì ta in ra phần tử tại vị trí i của U (phần tử U[i]).

    Ví dụ: U[ ] = {1, 2, 3, 4, 5}, B[ ] = {1, 0, 1, 1, 0}.
    Duyệt các phần tử của B[ ], ta thấy:

    Tại i = 0, B[i] = 1 → in ra U[i] = 1
    Tại i = 1, B[i] = 0 → không in ra U[i] = 2
    Tại i = 2, B[i] = 1 → in ra U[i] = 3
    Tại i = 3, B[i] = 1 → in ra U[i] = 4
    Tại i = 4, B[i] = 0 → không in ra U[i] = 5

    Kết quả được A[ ] = {1, 3, 4}.

    https://khmt.123.st

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 1 trong tổng số 1 trang]

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     

    Ghi rõ nguồn khi copy các bài viết từ Website này.
    Bản quyền thuộc Khoa học Máy tính. Số lượt truy cập tính đến hiện tại:Website counter
    Modified skin by Nguyễn Anh Cường. Developed by Members of https://khmt.123.st

    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất