1 Bài học 1. PhotoShop dành cho bạn theo tư duy mới Wed Aug 17, 2011 3:37 am
Admin
Quản trị viên
Học PhotoShop như thế nào?
Bài 1. Nói về ảnh, mật độ điểm ảnh và hệ số α
Trong diễn đàn mình nói chung và lớp dự khóa Cao học CNTT DK23 nói riêng, không biết có tìm đâu ra được nhiều cao thủ về PhotoShop nữa không, có lẽ chúng ta nên trao đổi để thống nhất cách thức xử lý đối với dữ liệu đồ họa sử dụng PhotoShop. Tâm sự với các bạn vì tôi dạo này cũng rất khó ngủ vào nửa đêm gần sáng, có lẽ cái bệnh cao huyết áp nó ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều, thôi thì dậy gõ dăm ba bài cho nó vui, khi nào mà buồn ngủ thì lại lên giường đi ngủ vậy. Bản thân tôi cũng chẳng phải là người xuất sắc về PhotoShop, nhưng tôi nghĩ nên truyền đạt cái kinh nghiệm sử dụng cũng như cách thức tư duy, thì người đọc cũng sáng tạo được nhiều thêm. Trong thời gian chừng khoảng 17, 18 năm tôi đi làm giáo viên dạy tin học ứng dụng, chủ yếu về đồ họa như PhotoShop, Flash, CAD, Inventer hay SolidWork, Catia... hoặc ngay cả như tin học văn phòng Word, Excel, hoặc lập trình php, c, vb... tôi thấy nhiều học trò có rất nhiều tư tưởng sáng tạo và cách tư duy hết sức thông minh. Mình đi dạy học trò, nhưng mình lại học được của họ rất nhiều cái tư tưởng ấy. Và việc ghi chép rồi đúc rút thành kinh nghiệm, thành bài học mới là việc nên làm.
Viết ra như vậy thì các bạn đừng bảo rằng cái lão này lẩn thẩn, vì viết như thế để đỡ buồn ngủ khơi lại cái tư duy để mà viết tiếp lần sau. Google trên mạng cũng thấy mình viết cũng nhiều bài về PhotoShop nhưng vẫn thấy là những bài viết của mình chẳng có đầu, chẳng có cuối, nếu viết vậy thì những ai đã biết qua rồi thì học PhotoShop thấy dễ nhưng những người chưa từng dùng PhotoShop sẽ không làm được. Có người bảo, anh Admin ơi, anh dạy cũng dễ hiểu, thế mà em đọc cả quyển PhotoShop mà vẫn không làm được, nhưng nghe một buổi lên lớp thì đã làm được ngay. Anh nên dạy bằng ghi âm ấy, viết bằng chữ khó hiểu lắm. Nhưng tôi nghĩ viết bằng sách cũng có cái hay, đặc biệt là nó khiến ta nhớ lâu.
Cách mà tôi viết hướng dẫn và đề nghị các thành viên khác viết hướng dẫn ứng dụng trên Website này là đừng nên lý luận nhiều quá. Hồi xưa khi thành lập Trung tâm Tin học ABC, chúng tôi đưa ra một châm ngôn là "Học Tin học theo cách đơn giản hóa" để hướng dẫn cho người dân vùng núi Yên Bái, thế mà mặc dù mặt bằng dân trí ở đây thấp hơn nhiều Hà Nội, nhưng nhiều khi nếu thi xử lý PhotoShop thì thợ sửa ảnh ở Hà Nội chưa chắc đã "ăn" được thợ sửa ảnh ở Yên Bái đâu.
Lan man thế, bạn đã đỡ buồn ngủ chưa?
Học PhotoShop theo phương châm của Trung tâm Tin học ABC nhé! Nên bắt đầu từ đâu nhỉ?
Thôi thì ta nên bắt đầu từ tấm ảnh vậy.
Lục tìm trong máy mình thấy hầu như các ảnh đã được xử lý PhotoShop rồi. May quá có cái ảnh này chưa xử lý,Nha lấy ra làm hướng dẫn tạm vậy:
Uh, đây là gia đình tôi. Bà xã Nguyễn Phương Thảo, trước đây cũng có nhiều tâm huyết về công nghệ thông tin, google trên mạng, những bài viết của bả còn nhiều hơn rất nhiều rất nhiều so với tôi từ thủ thuật, lập trình cho đến xây dựng chiến lược... nhưng vứt xó hết rồi. Từ hồi chuyển từ Yên Bái về Hà Nội, bả cũng chán, rồi thì bỏ CNTT ra chợ Vương Thừa Vũ bán dưa cà, bây giờ thì bán quần áo. Một số chiến hữu anh em ở Hà Nội nghe tin muốn mời bả truyền đạt cho ít, nhưng bả chán bảo quên hết rồi, mỗi lầm vào mail chat là thấy cả đống người addnick nhưng chẳng ai add được cả.
Ảnh trên là ảnh chưa xử lý. Việc xử lý nó ta để dành lại ở bài sau. Nhận xét là ảnh dạng này thường có nhiều chi tiết rườm ra, lôi thôi, đúng không, nhưng nó chân thực nhất. Ví dụ ảnh này là ảnh đã xử lý rồi, ngoài việc bỏ đi những gì lôi thôi nó còn bổ sung nhiều thứ nữa. Ví dụ, đây là ảnh con gái tôi, Nguyễn Thạch Hoài, ảnh này do trang kenh14 chụp và xử lý, khi cháu tham gia lễ hội Nhật Bản, năm nó 17 tuổi:
Nhận xét là ảnh này đã xử lý làm nổi hình người lên trên, còn nền background đã làm mờ.
Hai tấm ảnh trên là loại ảnh JPG. Nhưng tôi muốn chúng ta quan tâm thêm loại ảnh nữa, đó là ảnh PNG và ảnh GIF. Mới đầu học ta cũng chỉ quan tâm đến ngần ấy kiểu thôi đã, vì nói thêm ra các bạn cũng sẽ mụ đầu.
Xem tạm vài cái này nhé cho phấn chấn:
Bạn thấy ảnh PNG khác gì so với ảnh JPG?
Điểm khác biệt lớn nhất và nhận thấy rõ nhất ở đây đó là gì?
Đó là ảnh JPG không bao giờ có nền trong suốt.
Còn ảnh PNG thì có thể đặt nền trong suốt.
Nền trong suốt có tác dụng gì?
Nếu lấy một ảnh A có nền trong suốt chồng lên trên ảnh B. Thì vẫn nhìn thấy phần ảnh B ở những chỗ mà nền A trong suốt. Chính vì vậy, sử dụng tính chất này để ghép ảnh. Tức là, ảnh A là ảnh PNG của Khách viếng thăm có phần hình người ở nền trong suốt, khi đặt chồng lên ảnh B là ảnh ở Mỹ, ta sẽ có được một ảnh ghép là Khách viếng thăm đang ở Mỹ.
Bài 1. Nói về ảnh, mật độ điểm ảnh và hệ số α
Trong diễn đàn mình nói chung và lớp dự khóa Cao học CNTT DK23 nói riêng, không biết có tìm đâu ra được nhiều cao thủ về PhotoShop nữa không, có lẽ chúng ta nên trao đổi để thống nhất cách thức xử lý đối với dữ liệu đồ họa sử dụng PhotoShop. Tâm sự với các bạn vì tôi dạo này cũng rất khó ngủ vào nửa đêm gần sáng, có lẽ cái bệnh cao huyết áp nó ảnh hưởng tới sức khỏe nhiều, thôi thì dậy gõ dăm ba bài cho nó vui, khi nào mà buồn ngủ thì lại lên giường đi ngủ vậy. Bản thân tôi cũng chẳng phải là người xuất sắc về PhotoShop, nhưng tôi nghĩ nên truyền đạt cái kinh nghiệm sử dụng cũng như cách thức tư duy, thì người đọc cũng sáng tạo được nhiều thêm. Trong thời gian chừng khoảng 17, 18 năm tôi đi làm giáo viên dạy tin học ứng dụng, chủ yếu về đồ họa như PhotoShop, Flash, CAD, Inventer hay SolidWork, Catia... hoặc ngay cả như tin học văn phòng Word, Excel, hoặc lập trình php, c, vb... tôi thấy nhiều học trò có rất nhiều tư tưởng sáng tạo và cách tư duy hết sức thông minh. Mình đi dạy học trò, nhưng mình lại học được của họ rất nhiều cái tư tưởng ấy. Và việc ghi chép rồi đúc rút thành kinh nghiệm, thành bài học mới là việc nên làm.
Viết ra như vậy thì các bạn đừng bảo rằng cái lão này lẩn thẩn, vì viết như thế để đỡ buồn ngủ khơi lại cái tư duy để mà viết tiếp lần sau. Google trên mạng cũng thấy mình viết cũng nhiều bài về PhotoShop nhưng vẫn thấy là những bài viết của mình chẳng có đầu, chẳng có cuối, nếu viết vậy thì những ai đã biết qua rồi thì học PhotoShop thấy dễ nhưng những người chưa từng dùng PhotoShop sẽ không làm được. Có người bảo, anh Admin ơi, anh dạy cũng dễ hiểu, thế mà em đọc cả quyển PhotoShop mà vẫn không làm được, nhưng nghe một buổi lên lớp thì đã làm được ngay. Anh nên dạy bằng ghi âm ấy, viết bằng chữ khó hiểu lắm. Nhưng tôi nghĩ viết bằng sách cũng có cái hay, đặc biệt là nó khiến ta nhớ lâu.
Cách mà tôi viết hướng dẫn và đề nghị các thành viên khác viết hướng dẫn ứng dụng trên Website này là đừng nên lý luận nhiều quá. Hồi xưa khi thành lập Trung tâm Tin học ABC, chúng tôi đưa ra một châm ngôn là "Học Tin học theo cách đơn giản hóa" để hướng dẫn cho người dân vùng núi Yên Bái, thế mà mặc dù mặt bằng dân trí ở đây thấp hơn nhiều Hà Nội, nhưng nhiều khi nếu thi xử lý PhotoShop thì thợ sửa ảnh ở Hà Nội chưa chắc đã "ăn" được thợ sửa ảnh ở Yên Bái đâu.
Lan man thế, bạn đã đỡ buồn ngủ chưa?
Học PhotoShop theo phương châm của Trung tâm Tin học ABC nhé! Nên bắt đầu từ đâu nhỉ?
Thôi thì ta nên bắt đầu từ tấm ảnh vậy.
Lục tìm trong máy mình thấy hầu như các ảnh đã được xử lý PhotoShop rồi. May quá có cái ảnh này chưa xử lý,Nha lấy ra làm hướng dẫn tạm vậy:
Uh, đây là gia đình tôi. Bà xã Nguyễn Phương Thảo, trước đây cũng có nhiều tâm huyết về công nghệ thông tin, google trên mạng, những bài viết của bả còn nhiều hơn rất nhiều rất nhiều so với tôi từ thủ thuật, lập trình cho đến xây dựng chiến lược... nhưng vứt xó hết rồi. Từ hồi chuyển từ Yên Bái về Hà Nội, bả cũng chán, rồi thì bỏ CNTT ra chợ Vương Thừa Vũ bán dưa cà, bây giờ thì bán quần áo. Một số chiến hữu anh em ở Hà Nội nghe tin muốn mời bả truyền đạt cho ít, nhưng bả chán bảo quên hết rồi, mỗi lầm vào mail chat là thấy cả đống người addnick nhưng chẳng ai add được cả.
Ảnh trên là ảnh chưa xử lý. Việc xử lý nó ta để dành lại ở bài sau. Nhận xét là ảnh dạng này thường có nhiều chi tiết rườm ra, lôi thôi, đúng không, nhưng nó chân thực nhất. Ví dụ ảnh này là ảnh đã xử lý rồi, ngoài việc bỏ đi những gì lôi thôi nó còn bổ sung nhiều thứ nữa. Ví dụ, đây là ảnh con gái tôi, Nguyễn Thạch Hoài, ảnh này do trang kenh14 chụp và xử lý, khi cháu tham gia lễ hội Nhật Bản, năm nó 17 tuổi:
Nhận xét là ảnh này đã xử lý làm nổi hình người lên trên, còn nền background đã làm mờ.
Hai tấm ảnh trên là loại ảnh JPG. Nhưng tôi muốn chúng ta quan tâm thêm loại ảnh nữa, đó là ảnh PNG và ảnh GIF. Mới đầu học ta cũng chỉ quan tâm đến ngần ấy kiểu thôi đã, vì nói thêm ra các bạn cũng sẽ mụ đầu.
Xem tạm vài cái này nhé cho phấn chấn:
Bạn thấy ảnh PNG khác gì so với ảnh JPG?
Điểm khác biệt lớn nhất và nhận thấy rõ nhất ở đây đó là gì?
Đó là ảnh JPG không bao giờ có nền trong suốt.
Còn ảnh PNG thì có thể đặt nền trong suốt.
Nền trong suốt có tác dụng gì?
Nếu lấy một ảnh A có nền trong suốt chồng lên trên ảnh B. Thì vẫn nhìn thấy phần ảnh B ở những chỗ mà nền A trong suốt. Chính vì vậy, sử dụng tính chất này để ghép ảnh. Tức là, ảnh A là ảnh PNG của Khách viếng thăm có phần hình người ở nền trong suốt, khi đặt chồng lên ảnh B là ảnh ở Mỹ, ta sẽ có được một ảnh ghép là Khách viếng thăm đang ở Mỹ.