1 Một số bài học cần cẩn thận khi áp dụng Thu May 26, 2011 1:33 pm
HaiYen
Thành viên cao cấp
Lúc đầu mẹ ngồi trên mái nhà
Cô vợ đi nghỉ mát ngoại quốc về hỏi chồng:
- Anh yêu, con mèo yêu quý của em đâu rồi?
- Nghoẻo rồi!
- Trời, sao anh lại nói cộc lốc như vậy làm em sốc quá. Lẽ ra, anh phải nói xa xôi để em dần dần nắm thông tin cho đỡ đột ngột chứ. Ví dụ, anh có thể nói là "Lúc đầu, con mèo nó ngồi trên mái nhà, chẳng may sẩy chân, rơi xuống, bị thương. Anh đã cứu chữa nhiệt tình, nhưng nó không qua khỏi" chứ.
- Ừ.
- Thế mẹ em đâu rồi?
Anh chồng mếu máo:
- Lúc đầu mẹ ngồi trên mái nhà...
Dạy một đằng, hiểu một nẻo
Ông Bèn lên làm vua
Cô giáo: Sau khi dẹp 12 sứ quân ai lên làm vua?
Học sinh: (đồng thanh) Ông Bèn ạ!
Cô giáo: Tại sao lại ông Bèn?
Một học sinh: Thưa cô, chính cô cho bọn em ghi là "sau khi dẹp 12 sứ quân, ông bèn lên làm vua" ạ!
Cô giáo:??!
Nhà có toa lét không?
Một vài chú bộ đội hành quân qua làng. Dừng chân ở quán nước ven đường, một chú hỏi cô hàng nước xinh đẹp:
- Em ơi, nhà mình có toa lét không?
Cô gái lắc đầu:
- Nhà em không có loại ấy, chỉ có pepsi và cocacola thôi!
Anh bộ đội: ??!
Cho vào kho tất
Thủ trưởng: - Này thủ kho trưởng, mấy bao tải cá hôm qua các cậu để chỗ nào mà nay tôi đi kiểm tra để cho nấu nước mắm thì không thấy đâu cả?
Thủ kho trưởng:- Báo cáo làm gì có ở trong đó?
Thủ trưởng:- Ủa, thế các cậu không tuân theo lệnh tôi à? Tôi bảo cho vào trong kho cơ mà?
Thủ kho trưởng:- Báo cáo, khi bọn em hỏi tải cá nhận về giải quyết thế nào, thủ trưởng lại bảo nguyên xi là "cho vào kho tất", bọn em chấp hành nghiêm nên cho vào nồi và kho rồi ạ.
Thủ trưởng: - Trời!
Phép hoán vị trong ngôn ngữ. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam
Tìm câu có thể hoán vị và có ý nghĩa tương tự.
Sao nó bảo không đến?
Sao bảo nó không đến?
Sao không đến bảo nó?
Sao nó không bảo đến?
Sao? Ðến bảo nó không?
Sao? Bảo nó đến không?
Nó đến, sao không bảo?
Nó đến, không bảo sao?
Nó đến bảo không sao.
Nó bảo sao không đến?
Nó đến, bảo sao không?
Nó bảo đến không sao.
Nó bảo không đến sao?
Nó không bảo, sao đến?
Nó không bảo đến sao?
Nó không đến bảo sao?
Bảo nó sao không đến?
Bảo nó: Ðến không sao.
Bảo sao nó không đến?
Bảo nó đến, sao không?
Bảo nó không đến sao?
Bảo không, sao nó đến?
Bảo! Sao, nó đến không?
Cô vợ đi nghỉ mát ngoại quốc về hỏi chồng:
- Anh yêu, con mèo yêu quý của em đâu rồi?
- Nghoẻo rồi!
- Trời, sao anh lại nói cộc lốc như vậy làm em sốc quá. Lẽ ra, anh phải nói xa xôi để em dần dần nắm thông tin cho đỡ đột ngột chứ. Ví dụ, anh có thể nói là "Lúc đầu, con mèo nó ngồi trên mái nhà, chẳng may sẩy chân, rơi xuống, bị thương. Anh đã cứu chữa nhiệt tình, nhưng nó không qua khỏi" chứ.
- Ừ.
- Thế mẹ em đâu rồi?
Anh chồng mếu máo:
- Lúc đầu mẹ ngồi trên mái nhà...
Dạy một đằng, hiểu một nẻo
Ông Bèn lên làm vua
Cô giáo: Sau khi dẹp 12 sứ quân ai lên làm vua?
Học sinh: (đồng thanh) Ông Bèn ạ!
Cô giáo: Tại sao lại ông Bèn?
Một học sinh: Thưa cô, chính cô cho bọn em ghi là "sau khi dẹp 12 sứ quân, ông bèn lên làm vua" ạ!
Cô giáo:??!
Nhà có toa lét không?
Một vài chú bộ đội hành quân qua làng. Dừng chân ở quán nước ven đường, một chú hỏi cô hàng nước xinh đẹp:
- Em ơi, nhà mình có toa lét không?
Cô gái lắc đầu:
- Nhà em không có loại ấy, chỉ có pepsi và cocacola thôi!
Anh bộ đội: ??!
Cho vào kho tất
Thủ trưởng: - Này thủ kho trưởng, mấy bao tải cá hôm qua các cậu để chỗ nào mà nay tôi đi kiểm tra để cho nấu nước mắm thì không thấy đâu cả?
Thủ kho trưởng:- Báo cáo làm gì có ở trong đó?
Thủ trưởng:- Ủa, thế các cậu không tuân theo lệnh tôi à? Tôi bảo cho vào trong kho cơ mà?
Thủ kho trưởng:- Báo cáo, khi bọn em hỏi tải cá nhận về giải quyết thế nào, thủ trưởng lại bảo nguyên xi là "cho vào kho tất", bọn em chấp hành nghiêm nên cho vào nồi và kho rồi ạ.
Thủ trưởng: - Trời!
Phép hoán vị trong ngôn ngữ. Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam
Tìm câu có thể hoán vị và có ý nghĩa tương tự.
Sao nó bảo không đến?
Sao bảo nó không đến?
Sao không đến bảo nó?
Sao nó không bảo đến?
Sao? Ðến bảo nó không?
Sao? Bảo nó đến không?
Nó đến, sao không bảo?
Nó đến, không bảo sao?
Nó đến bảo không sao.
Nó bảo sao không đến?
Nó đến, bảo sao không?
Nó bảo đến không sao.
Nó bảo không đến sao?
Nó không bảo, sao đến?
Nó không bảo đến sao?
Nó không đến bảo sao?
Bảo nó sao không đến?
Bảo nó: Ðến không sao.
Bảo sao nó không đến?
Bảo nó đến, sao không?
Bảo nó không đến sao?
Bảo không, sao nó đến?
Bảo! Sao, nó đến không?