Để chứng minh 2 đồ thị là đẳng cấu theo em các anh chị nên làm như sau, lấy luôn ví dụ của anh Tống và gợi ý của anh Admin nha. Phần tô màu là phần anh chị phải chép vào bài viết, phần chữ thường thì anh chị đừng có chép vào nha, đó là em lý luận để anh chị hiểu các bước phải làm thôi.
Bước 1. Các anh chị
lập một cái
bảng và sắp xếp bậc của đồ thị tăng dần trước. Vậy ta cần ghi vào bài làm câu sau:
Sắp xếp các đỉnh của từng đồ thị theo chỉ số bậc tăng dần là:
Bậc đỉnh | Các đỉnh bậc 2 | Các đỉnh bậc 3 | Các đỉnh bậc 4 | Ghi chú |
|
Đồ thị G1 | U3 | U1, U5 | U2, U4 |
|
|
Đồ thị G2 | V2 | V1, V4 | V3, V5 | | |
Bước 2: Định nghĩa hàm fNếu vẽ được thì anh chị hãy vẽ ra 2 cái hình như anh Admin vẽ nha. Cố gắng vẽ giống như anh ý là tốt nhất để có thể có cơ sở khẳng định luôn là đẳng cấu.
Lý luận như sau vào bài viết:
Căn cứ vào bảng trên ta có thể định nghĩa hàm f tạm thời như sau, nếu đúng thì dùng luôn, nếu sai sẽ định nghĩa lại.Cứ nói như vậy, vì mình đã chọn tất nhiên là đúng rồi, đây là bước giả sử coi như chưa biết mà (vì thực chất là đã biết tỏng rồi, nên cứ nói cho nó đúng trình tự).
Ta có:
f(U3) = V2
Vì đỉnh U3 nối với 2 đỉnh bậc 4 là U2 và U4, và đỉnh V2 cũng nối với 2 đỉnh bậc 4 là V3 và V5 nên ta chọn tiếp:
f(U2) = V3
f(U4) = V5
Căn cứ vào tính chất liền kề của các đỉnh tương ứng vừa chọn, ta thấy đỉnh U2 nối với 2 đỉnh U1 và U5 như nhau, đồng thời đỉnh V3 cũng là nối với 2 đỉnh V1 và V4 như nhau, nên ta chọn tiếp hàm f như sau:
f(U1) = V1
f(U5) = V4
Như vậy ta đã lập được phép tương ứng 1 -1 đối với 2 đồ thị G1 và G2.Đến đây anh chị hãy
mỉm cười 1 cái cho nó có duyên và làm cho mình xả bớt stress. Sau đó anh chị chuyển sang bước kế nha.
Bước 3: Lập ma trận kề đối chứng song ánh.Anh chị kẻ 2 bảng để đối chứng nha, kẻ như sau. Bảng 1, như bài này có 5 đỉnh, thì anh chị kẻ bảng 6 x 6 nha, thừa 1 hàng là hàng đầu tiên, anh chị gõ đỉnh là ảnh của đỉnh tương ứng, tức là cái gì là kết quả của f đó. Ví dụ như trên có V
2 là kết quả của f(U
3) vì f(U
3) = V
2. Anh chị đừng ghi lộn xộn mà hãy ghi theo thứ tự đã sắp xếp các đỉnh ở bảng bước 1 vừa làm. Em làm như thế này nha (việc này để cố tình tạo ra đối xứng qua đường chéo chính):
Ta có AG1 =
| V2 | V1 | V4 | V3 | V5 |
U3 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 |
U1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 |
U5 | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
U2 | 1 | 1 | 1 | 0 | 1 |
U4 | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 |
Viết một bảng AG
2 sao cho giống hệt với AG
1 với ảnh tương ứng của G
1 qua G
2 và ngược lại.
Ta có AG2 =
| U3 | U1 | U5 | U2 | U4 |
V2 | 0 | 0 | 0 | 1 | 1 |
V1 | 0 | 0 | 1 | 1 | 1 |
V4 | 0 | 1 | 0 | 1 | 1 |
V3 | 1 | 1 | 1 | 0 | 1 |
V5 | 1 | 1 | 1 | 1 | 0 |
Đến đây anh chị lại
thở phào 1 cái nữa nhé, cho nó
vui. Rồi ghi vào bài làm như sau:
Vì AG1 = AG2 ta suy ra f bảo tồn các cạnh. Vậy ta kết luận f là một phép đẳng cấu hay G1 và G2 đẳng cấu.