Đại học Lê Quý Đôn - 236 Hoàng Quốc Việt - Hà Nội

Chia sẻ kiến thức mọi mặt của các lớp cao học CNTT, Học viện Kỹ thuật Quân sự




Chào mừng đã đến với forum khmt.123.st
  • Bạn chưa đăng kí (hoặc chưa đăng nhập) nên quyền lợi của bạn sẽ bị hạn chế. Việc đăng kí làm thành viên hoàn toàn miễn phí, sau khi đăngkí bạn có thể post bài, tham gia thảo luận , nhìn thấy link ở những box hạn chế ... và rất nhiều quyền lợi khác. Thủ tục đăng kí rất nhanh chóng và đơn giản, hãy Đăng kí làm thành viên !
  • Nếu bạn quên mật khẩu, xin nhấn vào đây !
  • Nếu bạn gặp trục trặc trong vấn đề đăng kí hoặc không thể đăng nhập, hãy liên hệ với chúng tôi.




  • Chuyển đến trang : Previous  1, 2

    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Go down  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 2 trang]

    Admin

    Admin
    Quản trị viên
    Quản trị viên
    First topic message reminder :

    Đề thi tuyển sinh cao học năm 2011 môn Toán rời rạc
    Học viện KTQS
    Câu 1.
    a) Tìm công thức hệ số của xk trong khai triển sau với k nguyên:
    [You must be registered and logged in to see this image.]
    b) Có bao nhiêu xâu nhị phân có độ dài 10, có đúng 2 cặp 01.

    Câu 2.
    Cho dãy số ao = 1, a1 = 2, a2 = 3,..., an = 3an-1 - 4an-3. Hãy
    a) Tìm công thức biểu diễn an theo n.
    b) Tính a5.

    Câu 3:
    Có 30 người trong phòng họp, hãy chỉ ra rằng có ít nhất 2 người có số người quen trong phòng bằng nhau.

    Câu 4. Tìm lịch gia công tối ưu và vẽ sơ đồ Gantt cho bài toán 2 máy, thời gian gia công các chi tiết trên 2 máy là:
    Chi tiết
    Máy
    D1
    D2
    D3
    D4
    D5
    A
    8
    5
    6
    4
    7
    B
    9
    3
    7
    7
    6
    Câu 5.
    Cho S là tập hợp các phương trình (PT) a3x3 + a2x2 + a1x + ao = 0
    Với ao, a1, a2, a3 là các số nguyên dương, không vượt quá 10. Quan hệ R trên S được xác định như sau (PT1) R (PT2) khi và chỉ khi tập nghiệm (kể cả nghiệm phức) của PT1 trùng với tập nghiệm của PT2.
    a. Chứng minh rằng R là quan hệ tương đương
    b. Hãy chỉ ra phân hoạch tương ứng với quan hệ tương đương R
    c. Lấy ví dụ về một lớp tương đương.

    Thi xong rồi, gõ các bài này để lớp sau sẽ có cái cơ sở mà tham chiếu thôi.

    https://khmt.123.st

    Anh Đức

    Anh Đức
    Thành viên cao cấp
    Thành viên cao cấp
    dacminhm đã viết:Câu 4. Tìm lịch gia công tối ưu và vẽ sơ đồ Gantt cho bài toán 2 máy, thời gian gia công các chi tiết trên 2 máy là:
    Chi tiết
    Máy
    D1
    D2
    D3
    D4
    D5
    A
    8
    5
    6
    4
    7
    B
    9
    3
    7
    7
    6
    *********************************************
    Ta có ai = {8;5;6;4;7} và bj = {9;3;7;7;6}
    Vậy nên N1 = {D4;D3
    ;D1}
    và N2 = {D5;D2}
    Vậy kết quả tối ưu theo thuật toán Jonson sẽ là {D4;D3;
    D1;D5;D2}
    Tổng thời gian sẽ là 4+6+8+6+3 = 27
    [You must be registered and logged in to see this image.] Các bạn xin đóng góp ý kiến không biết mình có giải sai hay hiểu sai thuật toán Jonson không nhỉ?

    [You must be registered and logged in to see this image.] Không hiểu bạn này đang giải bài toán "lập lịch" theo thuật toán gì đây nữa ???
    Chắc là vừa mới nghĩ ra thuật toán mới đây...

    ntthanhle

    ntthanhle
    Thành viên ít chịu khó
    Thành viên ít chịu khó
    dacminhm đã viết:Còn bây giờ là bài tập số 5 vẫn chưa có ai giải quyết?
    Câu 5.
    Cho S là tập hợp các phương trình (PT) a3x3 + a2x2 + a1x + ao = 0
    Với ao, a1, a2, a3 là các số nguyên dương, không vượt quá 10. Quan hệ R trên S được xác định như sau (PT1) R (PT2) khi và chỉ khi tập nghiệm (kể cả nghiệm phức) của PT1 trùng với tập nghiệm của PT2.
    a. Chứng minh rằng R là quan hệ tương đương

    Quan hệ tương đương : Thỏa mãn 3 tính chất: phản xạ, đối xứng và bắc cầu

    1/ CM tính phản xạ: Mọi x thuộc S ==> x có dạng a3x3 + a2x2 + a1x + a0 = 0, giả sử x có tập nghiệm là X. Khi đó X trùng X (hiển nhiên) ==> xRx (đpcm)
    2/ CM tính đối xứng: Mọi x, y thuộc S, xRy Ta CM yRx
    x có dạng a3x3 + a2x2 + a1x + a0 = 0. Gọi X là tập nghiệm xủa x
    y có dạng b3x3 + b2x2 + b1x + b0 = 0. Gọi Y là tập nghiệm của y
    Vì xRy, nên X trùng Y, suy ra Y trùng X, suy ra yRx (đpcm)
    3/ CM tính bắc cầu: Mọi x, y, z thuộc S, ta có xRy và yRz, ta CM xRz
    z có dạng c3x3 + c2x2 + c1x + c0 = 0. Gọi Z là tập nghiệm của z.
    Vì xRy, nên X trùng Y
    Vì yRz, nên Y trùng Z
    Suy ra X trùng Z, suy ra xRz (đpcm)
    Vây R là 1 quan hệ tương đương.

    Các bạn thấy sao?

    Anh Đức

    Anh Đức
    Thành viên cao cấp
    Thành viên cao cấp
    Câu 2 - Đề thi Cao học năm 2011 được giải như sau:
    `)
    [You must be registered and logged in to see this image.]

    Anh Đức

    Anh Đức
    Thành viên cao cấp
    Thành viên cao cấp
    ~) Mẹo nhỏ khi làm bài thi...
    Nếu trong đề thi gặp bài kiểu như câu 2 này.
    + Câu a: - Không nhớ phương pháp giải
    - Giải nhưng không tìm được công thức biểu diễn theo n
    - Giải và tìm ra được công thức nhưng không tin tưởng
    Và thời gian thì không còn nhiều nữa...
    + Bỏ qua câu a và chuyển sang làm câu b để kiếm được một nữa số điểm.
    + Câu b: Vì đã biết ao = 1, a1 = 2, a2 = 3 và an = 3an-1 - 4an-3(*)
    vậy tiếp tục tính a3, a4, a5 bằng cách thay (n = 3, 4, 5)vào công thức (*)
    Khi đó a5 = 3a4 - 4a2 = 9 (Được một nữa số điểm rất ngon ăn)

    phạm huyền trang

    phạm huyền trang
    Thành viên chưa phát huy chia sẻ
    Thành viên chưa  phát huy chia sẻ
    câu 1 b
    Ta có xâu ban đầu
    …01…01…
    ở đầu xâu ta chèn vào x1(màu đỏ) số tùy ý 0<=x1<=6  các số 1?)    1…10...01…01…(Phải là số 1 vì nếu thêm 0 sẽ trùng với x2 ở phía sau)
    tiếp theo x1 ta chèn vào x2(màu nâu) số tùy ý ( 1<=x2<=6)  các số 0     1…10...01…01…
    tiếp theo x2 ta chèn vào x3(màu xanh lá) số tùy ý ( 1<=x2<=6)  các số 1     1…10...0[size=25.3333]1...1[/size]…01…
    tiếp theo x3 ta chèn vào x4(màu tím) số tùy ý ( 1<=x2<=6)  các số 0     1…10...01...1[size=26.6667]0…0[/size]1…
    tiếp theo x4 ta chèn vào x5(màu xanh biển) số tùy ý ( 1<=x2<=6)  các số 1     1…10...01...10…0[size=25.3333]1...1[/size]0
    tiếp theo x5 ta chèn vào x6(màu đen) số tùy ý ( 1<=x2<=6)  các số 0  (Phải là số 0 vì nếu thêm 1 sẽ trùng với x5 ở phía trên)
       1…10...01...10…01...10...0
    x…x0...01...10…01...10...0
     
    [You must be registered and logged in to see this image.]
     
     
    Ta có x1+x2+x3+x4+x5+x6=10 với x2,x3,x4,x5>= 1và x1,x6>=0
    Số nghiệm là [You must be registered and logged in to see this image.]=462.

    bodoiit

    bodoiit
    Thành viên ít chịu khó
    Thành viên ít chịu khó
    Không thấy ai giải nốt phần b và c của câu 5 nhỉ

    Sponsored content


    Xem chủ đề cũ hơn Xem chủ đề mới hơn Về Đầu Trang  Thông điệp [Trang 2 trong tổng số 2 trang]

    Chuyển đến trang : Previous  1, 2

    Permissions in this forum:
    Bạn không có quyền trả lời bài viết

     

    Ghi rõ nguồn khi copy các bài viết từ Website này.
    Bản quyền thuộc Khoa học Máy tính. Số lượt truy cập tính đến hiện tại:Website counter
    Modified skin by Nguyễn Anh Cường. Developed by Members of https://khmt.123.st

    Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Cookies | Thảo luận mới nhất